Để độ cận không tăng thì đeo kính cận thiếu số đúng hay sai?

 

Để độ cận không tăng thì đeo kính cận thiếu số ( nhẹ hơn độ thực tế ) đúng hay sai?

Theo khuyến cáo của chuyên khoa mắt rất nhiều người có quan niệm khi bị cận thị thì đeo kính thấp số đi để tránh tăng độ cận. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra những nguy hiểm cho mắt.

Nhược thị do đeo kính không đúng số

Bị cận 3 đi ốp nhưng chị Nguyễn Thị Vân (27 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) lại được chủ tiệm kính khuyên chỉ nên đeo kính 2,5 đi ốp để không bị phụ thuộc và tăng độ về sau này. Nghe chủ tiệm kính phân tích có vẻ hợp lý nên chị Vân đồng ý cắt cặp kính 2,5 đi ốp. Có cặp kính đeo chị Vân chia sẻ nhìn đời “sáng sửa” hẳn. Nhưng sau một thời gian dài đeo kính chị Vân thấy mắt mờ. Khi đi khám mắt tại bệnh viện lớn bác sĩ kết luận chị bị nhược thị do ngày từ đầu đeo kính không đúng số và không đi khám định kỳ.

Ths.BSPhạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc Xạ (Bệnh viện Mắt Quốc tế DND) cho hay, trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ đã gặp rất nhiều trường hợp như chị Vân. Nhiều trường hợp khi thấy mắt mờ nhòe có đi khám và cắt kính tại các cửa hàng kính và được khuyên là chỉ cần đeo như vậy ví dụ  cận 4 độ nhưng lại chỉ cắt 3,5 độ thậm chí 3 độ. Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng mắt vẫn phải điều tiết và có thể tăng số do mắt chưa được nhìn với thị lực tối đa. Điều này sẽ đẩy nhanh việc tăng số kính của bệnh nhân.

“Việc khám và quyết định ra đơn kính cho một bệnh nhân là rất quan trọn đặc biệt ở những bé nhỏ do khả năng điều tiết của trẻ rất cao lên tới 5-7 diop. Có những bệnh nhân mất 3-4 lần khám trong 2-3 tuần mới có thể quyết định ra được một đơn kính chính xác. Vì nếu đeo kính với số kính ban đầu không đúng sẽ dẫn tới hiện tượng điều tiết sai số, thậm chí nhược thị với những bệnh nhân có độ khúc xạ caogaay giảm hoặc mất thị lực. Nhưng rất đơn giản đôi khi chỉ mất 5-10 phút đo để cắt được một cặp kính phù hợp tại các cửa hàng kính điều này rất dễ có thể gặp những trường hợp đeo kính chưa thực sự chuẩn. Việc đeo kính thấp hơn độ cận sẽ làm mắt phải “cố gắng” điều tiết lâu sẽ mệt mỏi sinh ra nhược thị do đeo kính không đúng”, bác sĩ Hằng nói.

Bác sĩ Hằng cho biết, nhiều người vì tính thẩm mỹ ngại đeo kính hoặc do quan điểm đeo kính làm mắt bị dại, lồi… khiến nhiều bạn có tật khúc xạ không đeo kính thường xuyên. Khi đó mắt sẽ buộc phải điều tiết để nhìn được nguy cơ tăng số rất cao.

Mối nguy cắt kính tại cửa hàng

Theo khuyến cáo của bác sĩ Hằng, có rất nhiều bệnh  nhân đến khám với tình trạng mắt mờ và khi chụp có độ khúc xạ ( cận thị ) nhưng sau khi thăm khám và tra liệt điều tiết thì mắt bệnh nhân lại hoàn toàn bình thường không có cận thị chỉ đơn thuần là tình trạng điều tiết nhìn gần quá mức trong một thời gian dài gây ra tình trạng giả cận thị. Nếu bệnh nhân không được khám đầy đủ và tra liệt điều tiết thì rất có thể bệnh nhân sẽ cắt một cặp kính cận để đeo và như vậy vô hình chung lại khiến mắt bị cận thị và có thể tăng số do điều tiết mắt bị rối loạn. Những trường hợp giả cận do điều tiết mắt nhìn gần quá nhiều bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi mắt, điều chỉnh điều tiết và dùng thêm một số thuốc hỗ trợ thị lực bệnh nhân có thể trở lại bình thường.“Cận thị giả” hay gặp ở trẻ nhỏ hơn so với người lớn vì khả năng điều tiết của trẻ nhỏ lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành.

Tự cắt kính tại các cửa tiệm bán kính thuốc nếu chỉ đơn thuần dựa trên kết quả đo khúc xạ của máy chụp khúc xạ tự động mà không được khám và đánh giá theo một quy trình chuẩn rất dễ dẫn tới tình trạng kính không chuẩn đặc biệt ở những trẻ nhỏ khả năng điều tiết lớn hoặc những bạn có độ khúc xạ cận, viện loạn thị cao có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết hoặc nhược thị ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị cận thị nhất

Trẻ em là đối tượng dễ bị cận thị nhất

“Mắt khả năng điều tiết nhất là mắt của trẻ nhỏ, khi đo độ cận hay loạn thị mà chỉ bệnh nhân đọc bảng chữ, kiểm tra bằng máy đo khúc xạ thì chưa đủ. Theo đúng quy trình người bệnh cần nhỏ thuốc liệt điều tiết mắt. Việc nhỏ thuốc mất thời gian chờ đợi nên nhiều cửa hàng bán kính bỏ qua công đoạn do không có các bác sỹ chuyên khoa khúc xạ khám và đánh giá. Khiến cho nhiều trường hợp bị “cận thị giả” vẫn được kê đơn đeo kính, bác sĩ Hằng nói.

Theo bác sĩ Hằng, nếu đeo kính không đúng chỉ định trong thời gian ngắn cũng khiến cho bệnh nhân mỏi mắt, nhức đầu, buồn nôn, không tập trung, ảnh hưởng tới học tập và công việc…Nếu kéo dài, tình trạng này có thể nặng lên hoặc dẫn đến bệnh khác hoặc nguy hiểm hơn là nhược thị, mất thị lực không thể hồi phục.

Khi trẻ nhỏ và người lớn xuất hiện các biểu hiện như hay nheo mắt, chảy nước mắt khi nhìn, xem tivi hoặc đọc sách… Cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa điều trị kịp thời. Không nên khám và cắt kính tại các cơ sở không có chuyên khoa tránh hậu quả đáng tiếc đến đôi mắt.

Người cận thị nên nên đi khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kịp thời điều chỉnh số kính

_________
BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ DND – BẮC GIANG International Eye Hospital
🏥 Địa chỉ: Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang.
☎️ Điện thoại: 02046 25 26 27
🌐 http://bacgiang.matquocte.vn
🏨 CS1: 128 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
📬 CS2: Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang.
📬 CS3: 250 Trường Chinh, P. Tân Bình, TP. Hải Dương.