(Tiếng Việt) Cận thị – nguy cơ gây khiếm thị gia tăng ở Việt Nam

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Hiện Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em có tật khúc xạ cần được chỉnh kính, và con số này ngày một tăng cao.

Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới (hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị cao dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần 1 tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

“Nếu so với thế giới, tình hình thị lực ở dân số Việt Nam không khả quan hơn, thậm chí còn mang nhiều nguy cơ khác do độ phổ cập kiến thức về chăm sóc sức khỏe thị lực tại Việt Nam còn chưa cao”, bác sĩ Dũng lo ngại.

Theo đó, tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt nam hiện nay chiếm khoảng từ 15-40%, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao.

Riêng tại Hà Nội, bác sĩ Dũng cho biết qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng của Bệnh viện Mắt quốc tế DND phối hợp cùng Thành đoàn Hà Nội, cho thấy có tới 4 triệu trẻ em trong độ tuổi học sinh 6-8 tuổi mắc tật khúc xạ. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc tật này là 50%.

Về nguyên nhân, bác sĩ Dũng cho rằng bên cạnh yếu tố gia đình (nhà có bố mẹ, anh chị mắc tật khúc xạ), việc nhìn gần quá nhiều, sai tư thế, nằm đọc, học tập trong điều kiện ánh sáng kém ở nhà trường và gia đình, đặc biệt việc tiếp xúc quá nhiều với máy vi tính, điện thoại, tivi, máy tính bảng khiến ngày càng nhiều người, nhất là trẻ em mắc các tật về khúc xạ.Còn ở các trường đại học, nhất là ở các trường có đầu vào khó khăn như Đại học Bách khoa, hơn 70% sinh viên bị cận thị.

Chuyên gia cảnh báo hiện nhiều bố mẹ đã cho trẻ lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, đặc biệt, cho trẻ dùng các thiết bị này khi đã lên giường đi ngủ trong điều kiện tắt đèn, thiếu sáng.

“Khi chúng ta sử dụng các nguồn thiếu sáng, ánh sáng không đạt chuẩn hoặc ánh sáng quá sáng sẽ kích thích quá ngưỡng, buộc mắt phải điều tiết quá mức, lâu dần sẽ có nguy cơ dẫn tới việc mắc tật cận thị”, bác sĩ Dũng cảnh báo.

Chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế dùng điện thoại vào ban đêm để tránh hại mắt. Tật khúc xạ không được được điều trị sớm sẽ dẫn tới hậu quả người bệnh bị nhược thị, lác, thậm chí giảm thị lực vĩnh viễn. Người dân nên cẩn trọng khi thấy các dấu hiệu như nhìn mờ, nhức, mỏi mắt, đọc sai hoặc nhầm…

Bác sĩ Dũng cũng cho biết thêm hiện có các phương pháp điều trị tật khúc xạ gồm kính gọng, kính áp tròng thông thường, kính áp tròng ban đêm… và phẫu thuật bằng tia laser. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì thế người có tật khúc xạ cần trang bị kiến thức cơ bản về các phương pháp điều trị này để cùng bác sĩ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

_________
BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ DND – BẮC GIANG International Eye Hospital
🏥 Địa chỉ: Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang.
☎️ Điện thoại: 02046 25 26 27
🌐 http://bacgiang.matquocte.vn
🏨 CS1: 128 Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
📬 CS2: Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang.
📬 CS3: 250 Trường Chinh, P. Tân Bình, TP. Hải Dương.