Chấn thương xuyên nhãn cầu chiếm tỉ lệ khoảng 35% – 50% tổng số các vết thương ở mắt (nam > nữ). Chấn thương xuyên nhãn cầu gồm có 2 loại tổn thương:
– Vết thương xuyên chột (lỗ vào)
– Vết thương xuyên thấu (lỗ vào và lỗ ra)
Chấn thương xuyên nhãn cầu thường do kim loại, vật bắn rơi ra với tốc độ cao, vật sắc nhọn…
1. Đặc điểm:
– Kèm theo các tổ chức nội nhãn khác thoát ra theo.
– Mở cửa cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho các môi trường trong suốt của nhãn cầu.
– Rối loạn dinh dưỡng mắt.
– Nguy cơ nhãn viêm giao cảm.
2. Khám mắt:
– Tìm đường vào trên giác mạc và củng mạc.
– Các thành phần nghi ngờ có dị vật nội nhãn (các yếu tố gây chấn thương, nghề nghiệp, lao động, …)
– X-quang: Nếu có khả năng có dị vật nội nhãn, hốc mắt, đặc biệt l chấn thương xuyn (100% XQ)
– Siêu âm: Khi chấn thương đụng dập, nghi ngờ xuất huyết nội nhãn hay bong võng mạc, dị vật nhỏ không xác định rõ ràng trên XQ, dị vật không từ tính.
– Cần xác định vết thương xuyên giác mạc hay củng mạc
3. Xử lý:
Tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ để hạn chế đau, phòi các tổ chức nội nhãn và nhiễm khuẩn vết thương biểu mô di chuyển vào trong vết thương, viêm nội nhãn, đục thể thủy tinh.
* Nguyên tắc chung:
– Dùng kháng sinh mạnh toàn thân đề phòng nguy cơ viêm mủ nội nhãn do trực khuẩn (đất, dị vật nội nhãn): Clindamycin, Vancomycin, nhóm Quinolon.
– Không dùng thuốc mỡ tra mắt, dùng kháng sinh nhỏ phổ rộng tại chỗ
– Băng cứng bảo vệ mắt hay băng che. Tuyệt đối không được băng ép mắt
– Giảm đau
– Tiêm phòng uốn ván trường hợp chấn thương bẩn (đinh, rỉ sắt, đất cát, …)
– Phẫu thuật nhằm:
+ Phục hồi sự tòan vẹn nhãn cầu
+ Phục hồi thị lực
+ Nếu thị lực ST (-), nguy cơ nhãn viêm giao cảm, cần giải thích để bệnh nhân rõ trước khi cắt bỏ nhãn cầu và chỉ trì hoãn 2 tuần.