[:vi]1. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÁC VÀ TẬT KHÚC XẠ
Lác là một hội chứng có hai đặc điểm là sự lệch trục nhãn cầu và sự rối loạn thị giác hai mắt.
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Lệch khúc xạ là tình trạng khúc xạ giữa hai mắt không bằng nhau.
Tình trạng chệnh lệch khúc xạ nếu không được điều trị sẽ dần đến rối loạn thị giác hai mắt, rối loạn sự cân bằng vận nhãn (Lác) và đặc biệt nghiêm trọng nhất là dần đến nhược thị. Lác được chia ra hai loại chính:
– Lác đồng hành hay còn gọi là lác cơ năng: mắt lác luôn luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành, do đó góc lác không thay đổi ở mọi hướng.
– Lác liệt hay còn gọi là lác bất đồng hành: trong đó cơ vận nhãn bị liệt gây hạn chế vận nhãn và góc lác không bằng nhau ở các hướng.
Chỉnh thị: là các phương pháp điều trị nhược thị, nhằm giúp cải thiện thị lực và có được thị giác hai mắt. Điều trị chỉnh quang và chỉnh thị có thể diễn ra cả trước và cả sau khi phẫu thuật.Có rất nhiều nguyên nhân gây nên lác. Mỗi nguyên nhân có các đặc điểm và cách điều trị riêng:
– Tật khúc xạ: cận thị nặng, viễn thị cao. Lác trong do viễn thị: là do sự phối hợp điều tiết quy tụ không được bình thường, thường xẩy ra ở những người viễn thị trung bình và viễn thị cao. Ngược lại ở những người cận thị khả năng quy tụ kém dẫn đến lác ngoài.
– Liệt vận nhãn bẩm sinh hoặc mắc phải
– Di truyền
– Mắc một số bệnh bẩm sinh: lệch khúc xạ, đục thuỷ tinh thể, ung thư võng mạc, Toxo võng mạc bẩm sinh…
Tật khúc xạ (cận thị cao, viễn thị cao) và lệch khúc xạ là nguyên nhân gây lác thường gặp còn gây nên tình trạng nhược thị cho mắt. Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở một mắt hoặc hai mắt dưới 8/10 hoặc có sự khác biệt trên hai dòng thị lực giữa hai mắt mặc dù đã được chỉnh kính tối ưu và không tìm thấy một nguyên nhân thực thể nào. Nhược thị là tình trạng bệnh lý khá phổ biến chiếm tỷ lệ khoảng 3 % dân số. Ở trẻ em nhược thị do lác cơ năng là 50- 60% và 30% ở những bệnh nhân có tật khúc xạ.
Nhược thị do lác: là hình thái nhược thị phổ biến nhất, xuất hiện rất sớm, trước 6 tuổi trong giai đoạn cơ quan thị giác đang phát triển chưa hoàn chỉnh. Gây ra bởi hiện tượng phế thị và hiện tượng trung hoà: phế thị cắt dứt nguồn vào của mắt lác và sau đó là cơ chế dập tắt, mắt lác bị ức chế kéo dài đần đến giảm thị lực mất khả năng hồi phục. Điều trị trước 4 tuổi thì có hiệu quả cao, càng lớn tuổi thì sự phục hồi thị giác càng khó khăn.
|
|
Điều trị lác bao gồm một phức hợp:
Chỉnh quang: là quá trình điều trỉnh tật khúc xạ, nhất là các trường hợp có lệch khúc xạ, thường cho đeo kính đúng số.
Chỉnh lệch trục nhãn cầu: qui trình điều trị nội khoa này nhiều khi mất rất nhiều thời gian và công sức. Một số ca lác không cần đến phẫu thuật mà chỉ cần điều chỉnh bằng kính và tập nhược thị. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp lác cần đến phẫu thuật, phẫu thuật chỉ đơn thuần là sự điều chỉnh lệch trục nhãn cầu. Một điều cần nhớ rằng phẫu thuật không phải để điều trị nhược thị và nhược thị cần đến các phương pháp chỉnh thị chỉnh quang (đeo kính).
Vì vậy muốn đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị lác cần phải tuân thủ qui trình khám, điều trị và theo dõi. Hiện nay BV Mắt Quốc Tế – DND đã thực hiện thành công trong công tác khám và điều trị lác do tật khúc xạ.
2. KÍNH ĐEO MẮT VÀ CÁC CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ LÁC CÓ YẾU TỐ KHÚC XẠ:
Hầu hết các bệnh nhân lác có yếu tố khúc xạ đều có chỉ định đeo kính. Vì vậy kính đeo là một phần điều trị rất quan trọng trong dạng bệnh này.
2.1. KÍNH CẦU LÕM (Kính phân kỳ)
– Cho đeo kính với toàn bộ độ cận thị đo được để giúp bệnh nhân có thị lực rõ nhất, hồi phục lại điều tiết ở thị giác gần giúp kiểm soát độ lác.
– Trong các trường hợp muốn giúp kiểm soát độ lác ngoài trên bệnh nhân có cận thị > 3.00D. có thể dùng phương pháp tăng thêm độ kính cận. Khi đó, mắt bệnh nhân trở thành viễn thị và phải huy động thêm điều tiết để đạt thị lực tối đa, điều tiết tăng thêm này sẽ kéo theo qui tụ điều tiết tăng theo do đó giúp kiểm soát độ lác ngoài. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể chấp nhận kính cầu lõm tới tăng thêm tới 3.00 DS – 4.00 DS.
2.2. KÍNH TRỤ:
Kính trụ được chỉ định để điều chỉnh tật loạn thị. khi bệnh nhân lác mắt có độ loạn thị trên 0.5 DC thì chỉ có một chỉ định duy nhất là cho đeo toàn bộ độ loạn thị để đảm bảo thị lực tối đa cho bệnh nhân và tránh nhược thị trục.
2.3. KÍNH CẦU LỒI : (Kính hội tụ)
Kính cầu lồi được chỉ định để điều chỉnh tật viễn thị. Tật viễn thị đóng vai trò rất quan trọng trong tác nhân gây lác trong điều tiết vì có thể làm thay đổi quan hệ điều tiết – qui tụ. Do vậy kính cầu lồi cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh lác trong điều tiềt. Các chỉ định sử dụng kính cầu lồi để điều trị lác có tật khúc xạ như sau:
– Tất cả các trẻ lác có tật khúc viễn thị > 2.00D đều phải đeo kính theo độ khúc xạ khách quan được đo sau khi làm liệt hoàn toàn điều tiết (trẻ dưới 3 tuổi liệt điều tiết bằng Atropine.
– Kính cầu lồi hai tiêu: được chỉ định trong các trường hợp lác trong điều tiết có tỷ số AC/A cao với mục đích loại trừ điều tiết để giảm qui tụ ở thị giác gần.
Đeo kính hai tiêu triệt tiêu điều tiết thị giác gần: A: Với kính nhìn xa; B: Nhìn gần với kính hai tiêu dạng thông thường, bệnh nhân vẫn nhìn qua tròng kính trên nên vẫn tồn tại độ lác. C: Nhìn gần với kính hai tiêu mặt cắt ngang triệt tiêu được điều tiết thị giác gần nên mắt chỉnh thị.
– Kính cầu lồi cao độ trong phương pháp sương mù: trên các bệnh nhân viễn thị có co quắp điều tiết, có thể cho đeo kính có độ viễn cao hơn độ khúc xạ thật sự của bệnh nhân giúp buông thả dần độ viễn gây ra do co quắp điều tiết.
2.4. LĂNG KÍNH:
Lăng kính được chỉ định cho các độ lác nhỏ (< 10° Hirschberg) để giúp đạt chỉnh thị giúp phát triển thị giác hai mắt. Các tác giả Pratt-Johnson và Tillson nghiên cứu sử dụng lăng kính cho lác ngoài từng lúc với độ lác < 20 có kết quả khoảng 50% nhưng cũng ghi nhận trẻ em ít chấp nhận đeo lăng kính.
[:en]Strabismus (Crossed Eyes) is a failure of the two eyes to maintain proper alignment and work together as a team.
If you have strabismus, one eye looks directly at the object you are viewing, while the other eye is misaligned inward (esotropia, “crossed eyes” or “cross-eyed”), outward (exotropia or “wall-eyed”), upward (hypertropia) or downward (hypotropia).
Strabismus can be constant or intermittent. The misalignment also might always affect the same eye (unilateral strabismus), or the two eyes may take turns being misaligned (alternating strabismus).
To prevent double vision from congenital and early childhood strabismus, the brain ignores the visual input from the misaligned eye, which typically leads to amblyopia or “lazy eye” in that eye.
Strabismus Symptoms And Signs
The primary sign of strabismus is a visible misalignment of the eyes, with one eye turning in, out, up, down or at an oblique angle.
When the misalignment of the eyes is large and obvious, the strabismus is called “large-angle,” referring to the angle of deviation between the line of sight of the straight eye and that of the misaligned eye. Less obvious eye turns are called small-angle strabismus.
Typically, constant large-angle strabismus does not cause symptoms such as eye strain and headaches because there is virtually no attempt by the brain to straighten the eyes. Because of this, large-angle strabismus usually causes severe amblyopia in the turned eye if left untreated.
Less noticeable cases of small-angle strabismus are more likely to cause disruptive visual symptoms, especially if the strabismus is intermittent or alternating. In addition to headaches and eye strain, symptoms may include an inability to read comfortably, fatigue when reading and unstable or “jittery” vision. If small-angle strabismus is constant and unilateral, it can lead to significant amblyopia in the misaligned eye.
Both large-angle and small-angle strabismus can be psychologically damaging and affect the self-esteem of children and adults with the condition, as it interferes with normal eye contact with others, often causing embarrassment and awkwardness.
Newborns often have intermittent crossed eyes due to incomplete vision development, but this frequently disappears as the infant grows and the visual system continues to mature. Most types of strabismus, however, do not disappear as a child grows.
Routine children’s eye exams are the best way to detect strabismus. Generally, the earlier strabismus is detected and treated following a child’s eye exam, the more successful the outcome. Without treatment, your child may develop double vision, amblyopia or visual symptoms that could interfere with reading and classroom learning.
What Causes Strabismus?
Each eye has six external muscles (called the extraocular muscles) that control eye position and movement. For normal binocular vision, the position, neurological control and functioning of these muscles for both eyes must be coordinated perfectly.
Strabismus occurs when there are neurological or anatomical problems that interfere with the control and function of the extraocular muscles. The problem may originate in the muscles themselves, or in the nerves or vision centers in the brain that control binocular vision.
Genetics also may play a role: If you or your spouse has strabismus, your children have a greater risk of developing strabismus as well.
Accommodative Esotropia
Occasionally, when a farsighted child tries to focus to compensate for uncorrected farsightedness, he or she will develop a type of strabismus called accommodative esotropia, where the eyes cross due to excessive focusing effort. This condition usually appears before 2 years of age but also can occur later in childhood. Often, accommodative esotropia can be fully corrected with eyeglasses or contact lenses.
Strabismus Surgery
In most cases, the only effective treatment for a constant eye turn is strabismus surgery. If your general eye doctor finds that your child has strabismus, he or she can refer you to an ophthalmologist who specialises in strabismus surgery.
The success of strabismus surgery depends on many factors, including the direction and magnitude of the eye turn. In some cases, more than one surgery may be required. The strabismus surgeon can give you more information about this during a pre-surgical consultation.
Strabismus surgery also can effectively align the eyes of adults with long-standing strabismus. In many cases of adult strabismus, however, a significant degree of amblyopia may remain even after the affected eye is properly aligned. This is why early treatment of strabismus is so important.
The earlier strabismus is treated surgically, the more likely it is that the affected eye will develop normal visual acuity and the two eyes will function together properly as a team.
Non-Surgical Strabismus Treatment
In some cases of intermittent and small-angle strabismus, it may be possible to improve eye alignment non-surgically with vision therapy.
For example, convergence insufficiency (CI) is a specific type of intermittent exotropia in which the eyes usually align properly when viewing a distant object, but fail to achieve or maintain proper alignment when looking at close object, such as when reading, resulting in one eye drifting outward. Convergence insufficiency can interfere with comfortable reading, causing eye strain, blurred vision, double vision and headaches.
Sometimes, a strabismus surgeon may recommend a program of vision therapy for a period of time after strabismus surgery to treat amblyopia and minor binocular vision problems that might remain after surgery. In these cases, the term “orthoptics” (“ortho” = straight; “optics” = eyes) rather than “vision therapy” might be used to describe this treatment, which may be provided by an orthoptist working closely with the surgeon rather than by an optometrist.
[:]