[:vi]Thống kê cho thấy gần đến 80% trẻ em Á Châu trên toàn thế giới hiện nay đang bị cận thị. Những cách chữa trị cận thị truyền thống xưa nay lệ thuộc bệnh nhân cận thị phải đeo kính cận hoặc kính áp tròng ban ngày . Tuy nhiên tất cả những cách kể trên đều không giúp giảm tiến trình cận thị đến khi phương pháp CRT ra đời. Vào tháng 2 năm 2002, tổ hợp khoa học Paragon Vision Sciences Hoa Kỳ giới thiệu sản phẩm Corneal Refractive Therapy (CRT), được gọi là “Chỉnh Hình Giác Mạc” hoặc “Orthokeratology”, một phương pháp hiện đại, an toàn, chỉnh thị không qua phẫu thuật. Đây là sản phẩm đầu tiên được chứng nhận bởi cơ quan FDA Hoa Kỳ.
Sản phẩm kính áp tròng này dùng qua đêm có chức năng tái cấu trúc giác mạc. Người cận thị không còn lệ thuộc vào kính cận hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt thường ngày và phương pháp CRT sẽ làm chậm lại hoặc chận đứng tiến trình cận thị. Để công dụng chỉnh hình giác mạc đạt hiệu quả cao, kính CRT phải được đeo mỗi đêm. Cách dùng kính CRT cũng dễ như các loại kính áp tròng khác, chỉ khác biệt là đeo ban đêm khi ngủ thay vì đeo ban ngày! Khi thức dậy, tháo kính ra người sử dụng sẽ có thị lực hoàn hảo cả ngày, rất thoải mái cho học tập, làm việc, sinh hoạt thể thao mà không cần đeo bất cứ loại kính cận nào nữa! Paragon CRT, là thương hiệu đầu ngành nổi tiếng toàn cầu, được mọi người lựa chọn và đang phát triển rất nhanh trên thị trường y khoa thế giới với phương pháp chỉnh hình giác mạc.
CRT Là Gì ?
Kính áp tròng thấm khí CRT được cơ quan FDA Hoa Kỳ chấp thuận vào tháng sáu năm 2002 và hàng trăm ngàn người trên toàn thế giới đang sử dụng kính áp tròng trị liệu này. CRT là phương pháp chỉnh hình giác mạc chữa trị cận thị, chỉ dùng khi ngủ. Đây là phương pháp trị liệu rất an toàn, không qua phẫu thuật, chữa được độ cận lên đến -6.00 diopter và độ loạn đến -175 D.
CRT nhãn hiệu đầu ngành được FDA Hoa Kỳ kiểm định, chấp thuận cho dùng qua đêm, sản phẩm CRT được sản xuất bằng vật liệu kính thấm khí đặc biệt Paragon HDS 100 bảo đảm cung cấp dưỡng khí tuyệt hảo cho mắt. Trong thực tế, chất liệu kính thấm khí CRT đã được thí nghiệm trên tầu vũ trụ của cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ.
Công Dụng CRT
Do chiều cong giác mạc người cận thị quá cao nên điểm hội tụ của tia khúc xạ ở trước thay vì ở tại nền võng mạc, khiến những vật ở xa mờ nhòe khi nhìn. Với thiết kế kính áp tròng cứng với độ thấm khí cao, kính sẽ nhẹ nhàng tạo lực ép trên giác mạc, làm phẳng, mỏng trung tâm mặt giác mạc và kết quả là ảnh nhìn hội tụ chính xát lên mặt võng mạc.
Buổi sáng khi tháo kính ra, ánh sáng sẽ hội tụ chuẩn xác trên nền võng mạc và bạn sẽ có nguyên một ngày sinh hoạt với đôi mắt sáng, tự nhiên và thoải mái. Bạn cũng thấy rõ khi thức dậy lúc nửa đêm và đang đeo CRT!
Ai Có Thể Dùng CRT ?
Nói chung CRT thích hợp cho bệnh nhân cận thị mọi lứa tuổi, đặc biệt những bệnh nhân có điều kiện thể lý không thích hợp phẫu thuật khúc xạ. CRT cũng là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân chưa đủ điều kiện phẩu thuật như các em dưới 18 tuổi, những bệnh nhân độ chưa được ổn định, hoặc có sự quan tâm về những phản ứng phụ của phẫu thuật khúc xạ. Do CRT không tạo hiệu ứng vĩnh viễn nên bệnh nhân mọi lứa tuổi, với sức khỏe mắt bình thường, đều có thể dùng. CRT đặc biệt hữu dụng cho người thích hoạt động thể thao, hoặc những ai phải làm việc trong môi trường bụi bậm ô nhiễm không thích hợp với kính áp tròng đeo ban ngày.
RT chữa trị hiệu quả nhất cho trường hợp cận thị lên đến -6.00D có hoặc không có độ loạn đi kèm lên đến -1.75D. CRT không giới hạn tuổi tác, CRT từng chữa trị thành công cho trẻ em chỉ mới 7- 8 tuổi. Đặc biệt khảo cứu còn cho thấy CRT giúp chận đứng hoặc giảm tiến triễn cận thị nơi trẻ thơ và tuổi vị thành niên.
Phương Cách Chữa Trị
Nếu bác sỹ nghĩ tình trạng mắt bạn có thể chữa trị cận thị bằng phương pháp chỉnh hình giác mạc CRT, bước kế tiếp bạn sẽ được khám nghiệm mắt tổng quát. Vài trường hợp bác sỹ sẽ dùng máy đo bíểu đồ giác mạc để có đủ dữ liệu cần thiết phục vụ chữa trị.
Sau khám nghiệm, bạn sẽ được thử kính CRT. Một bộ kính đúng yêu cầu sẽ được đặt riêng cho bạn. Khi trở lại kiểm tra, bác sỹ sẽ hướng dẫn cách đeo, tháo, rửa và bảo dưỡng kính CRT đúng cách.
Bạn nên cẩn thận làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sỹ.
Khi mới đeo CRT, bạn sẽ có cảm giác “ kính trong mắt”, tương tự như vướng sợi lông mi. Khi chớp mắt, mí mắt cảm được mặt kính, nhất là những ngày đầu mới đeo. Đây là cảm giác bình thường, hãy để mắt thoải mái hoặc nhắm mắt lại (như khi ngủ) bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Cảm giác này sẽ giảm dần và mất đi trong khoảng vài ngày đến một tuần. Đeo kính CRT cũng giống như đeo niềng răng hoặc đeo nữ trang, mới đầu chưa quen nhưng sẽ mau chóng thích nghi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu nhiều hoặc “đau” ( lớn hơn 2 trên thang điểm 0 đến 10), bạn nên tháo kính ra và tư vấn với bác sỹ ngay.
Khi đeo CRT và thức dậy lúc nửa đêm, bạn sẽ có thể nhìn thấy mọi vật rõ ràng.Buổi sáng khi vừa thức dậy, có thể mắt sẽ hơi khô. Hãy nhỏ vài giọt dung dịch làm ướt lên mắt, như hướng dẫn của bác sỹ, trước khi đeo hoặc tháo kính ra.
Thông thường Bác sỹ sẽ hẹn tái khám vào buổi sáng sau đêm đầu tiên bạn dùng kính CRT. Gọi là Ngày 1. Bác sỹ sẽ khám để xác định xem kính có trụ đúng vị trí trên mắt khi bạn ngủ đêm qua, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn tháo kính CRT ra, và trắc nghiệm thị lực bằng bảng đọc. Bạn sẽ thấy chỉ đeo kính chỉnh hình giác mạc CRT có một đêm, thị lực của bạn đã tiến bộ khi trắc nghiệm trên bảng đọc.
Tùy theo kết quả xét nghiệm trong buổi tái khám đầu tiên này, bác sỹ sẽ cho bạn tiếp tục dùng CRT mỗi đêm và hẹn khám lại sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu kết quả cho thấy kính không trụ đúng tâm mắt, bác sỹ sẽ điều chỉnh lại, có thể sẽ thay kính mới cho mắt phải hoặc mắt trái, hoặc thay cả bộ kính mới. Bạn sẽ tiếp tục dùng kính 7đến 10 ngày kế tiếp, thời gian này quan trọng vì sẽ xác định mức độ thành công của kính CRT. Hãy làm đúng theo hướng dẫn của bác sỹ để đạt tối đa công dụng chữa trị của kính CRT.
Trong quá trình 7 đến 10 ngày điều trị đầu tiên này, bạn sẽ thấy thời lượng thị lực tốt mỗi ngày mỗi tăng. Thí dụ, ngày tái khám đầu tiên tại phòng mạch bác sỹ, nếu không có gì trở ngại, khi tháo kính ra bạn có thể thấy rõ được khoảng vài tiếng đồng hồ.
Điểm quan trọng cần lưu ý, đó là khi đeo kính CRT, kính sẽ chỉnh hình và tạo khuôn trên mặt giác mạc khiến độ cận từng bước giảm đi. Có nghĩa là kính cận hoặc kính áp tròng cũ của bạn trở nên quá nặng không còn thích hợp với thị lực mới, bạn không nên dùng, ngoại trừ hướng dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định ngưng điều trị chỉnh hình giác mạc bằng kính CRT, giác mạc sẽ trở lại nguyên trạng và bạn có thể dùng lại kính cận hoặc kính áp tròng cũ. Bạn nên theo hướng dẫn của bác sỹ trong mọi trường hợp.
Lợi Điểm Của CRT
• Cả ngày không còn phải đeo kính cận hay kính áp tròng.
• Chỉ dùng ban đêm nên giảm thiểu tối đa những bất lợi, khó chịu thường gặp khi đeo kính áp tròng ban ngày.
• An toàn như các loại kính áp tròng thông thường khác.
• Giúp trẻ em hiếu động hoặc trẻ thích thể thao không bị vướng víu bất tiện vì đeo kính cận hoặc kính áp tròng khi chơi.
• Giúp chận đứng hoặc giảm tiến trình tăng cận cho trẻ em.
• Vì chỉ đeo khi ngủ nên giảm tối đa tình trạng mất hoặc hỏng kính
CRT Kiểm Soát Độ Cận Thị
Kính chỉnh hình giác mạc kiểm soát độ cận như thế nào?
Một cách tổng quát, chỉnh hình giác mạc đạt hiệu quả rất cao. Qua thí nghiệm lâm sàng khi so sánh với các phương pháp khác, chỉnh hình giác mạc đạt kết quả giảm độ tăng cận cao nhất. Kết quả thí nghiệm lâm sàng (có thể tham khảo ở Research menu dưới tiêu đề Orthokeratology (Ortho-K)) cho thấy giảm độ tăng cận 55% đến 100%. Thí nghiệm cho thấy chỉnh hình giạc mạc còn có chức năng ngăn ngừa tăng cận. Xin xem biểu đồ khảo cứu của Wilcox và Bartels dưới đây.
Đường biểu thị mầu xanh cho nhóm bệnh nhân không dùng chỉnh hình giác mạc (tiến trình cận tăng vọt) và biểu thị mầu đỏ cho nhóm đang dùng kính chỉnh hình giác mạc với độ tăng cận được kiểm soát và ổn định.[:en]Contact lenses are an excellent choice for nearly anyone who needs vision correction but doesn’t want to wear eyeglasses full time or undergo vision correction surgery.
Here are the basics you should know about contact lenses before seeing your eye doctor if you are interested in wearing contacts.
Contact Lens Materials:
The first choice when considering contact lenses is which lens material will best satisfy your needs. There are five types of contact lenses, based on type of lens material they are made of:
Soft lenses are made from gel-like, water-containing plastics called hydrogels. These lenses are very thin and pliable and conform to the front surface of the eye. PMMA lenses typically took weeks to adapt to and many people couldn’t wear them successfully.
Silicone hydrogel lenses are an advanced type of soft contact lenses that are more porous than regular hydrogel lenses and allow even more oxygen to reach the cornea. Introduced in 2002, silicone hydrogel contact lenses are now the most popular lenses prescribed in the United States.
Gas permeable lenses — also called GP or RGP lenses — are rigid contact lenses that look and feel like PMMA lenses (see below) but are porous and allow oxygen to pass through them. Because they are permeable to oxygen, GP lenses can be fit closer to the eye than PMMA lenses, making them more comfortable than conventional hard lenses.
Hybrid contact lenses are designed to provide wearing comfort that rivals soft or silicone hydrogel lenses, combined with the crystal-clear optics of gas permeable lenses. Hybrid lenses have a rigid gas permeable central zone, surrounded by a “skirt” of hydrogel or silicone hydrogel material.
PMMA lenses are made from a transparent rigid plastic material called polymethyl methacrylate (PMMA), which also is used as a substitute for glass in shatterproof windows and is sold under the trademarks Lucite, Perspex and Plexiglas. PMMA lenses have excellent optics, but they do not transmit oxygen to the eye and can be difficult to adapt to. These (now old-fashioned) “hard contacts” have virtually been replaced by GP lenses and are rarely prescribed today.
There are two types of lenses are classified by wearing time:
Daily wear — must be removed nightly
Extended wear — can be worn overnight, usually for seven days consecutively without removal
“Continuous wear” is a term that’s sometimes used to describe 30 consecutive nights of lens wear — the maximum wearing time approved by the FDA for certain brands of extended wear lenses.
When To Replace Your Contact Lenses
Even with proper care, contact lenses (especially soft contacts) should be replaced frequently to prevent the build-up of lens deposits and contamination that increase the risk of eye infections.
Soft lenses have these general classifications, based on how frequently they should be discarded:
Daily disposable lenses — Discard after a single day of wear
Disposable lenses — Discard every two weeks, or sooner
Frequent replacement lenses — Discard monthly or quarterly
Traditional (reusable) lenses — Discard every six months or longer[:]